Biểu tượng rồng trong văn hoá Nhật Bản

BIỂU TƯỢNG RỒNG

TRONG VĂN HOÁ NHẬT BẢN

🐲🐲🐲

 

Năm 2024 sẽ là năm Rồng hay năm Giáp Thìn theo lịch Á Đông. Là sinh vật hư cấu duy nhất trong 12 con giáp nhưng lại ẩn chứa sức mạnh vô song, loài rồng mang ý nghĩa tâm linh đặc biệt. 

Biểu tượng rồng trong văn hoá Nhật Bản

 

Trong tiếng Nhật, "Eto - 干支" là từ chỉ 12 con giáp, một khái niệm vốn đã quen thuộc với người Việt. Vào khoảng tháng 11 và tháng 12, con vật liên quan đến năm sắp tới bắt đầu sẽ xuất hiện trong các cửa hàng, trên thiệp chúc Tết Nengajo và một loạt các sản phẩm tung ra dịp cuối năm. 

Biểu tượng rồng trong văn hoá Nhật Bản

 

Và theo chu kỳ thì năm 2024 sẽ là năm con Rồng. Đây là loài vật được tôn sùng như thần nước trên khắp Nhật Bản, các lễ hội truyền thống trong cộng đồng nông dân coi rồng là thế lực tạo mưa khi thời tiết khô hạn, còn cộng đồng ngư dân cầu nguyện Thần Rồng để có được mẻ lưới bội thu. 

Dễ thấy nhất là rồng thường xuất hiện ở hồ chứa nước Temizuya (hoặc Chozuya), nơi du khách thanh tẩy cơ thể bằng cách rửa tay với dòng nước chảy từ miệng rồng trước khi bước vào bên trong đền thờ Thần đạo. 

Biểu tượng rồng trong văn hoá Nhật Bản

 

Trong lịch sử, Eto cũng được sử dụng để xác định hướng và thời gian trong ngày bằng la bàn. Tatsu (辰) tương ứng với hướng đông - đông nam. Trong hệ thống chia ngày thành 12 canh giờ, giờ Thìn diễn ra trong khoảng thời gian mà đối với chúng ta bây giờ là “giờ cao điểm”, từ 7h00 – 9h00 sáng. 

Bên cạnh đó, một trong những nhân vật lịch sử được tôn kính của của Nhật Bản - Samurai Sakamoto Ryoma (坂本龍馬), trong tên của ông cũng có chữ “Rồng - 龍”. Sakamoto là một người có tầm nhìn xa trông rộng, mơ về một Nhật Bản độc lập không còn chế độ phong kiến. Ngày nay, có một Bảo tàng Tưởng niệm Sakamoto Ryoma ở phía nam Kochi, với bức tượng lớn bằng đồng tạc ông đang nhìn ra biển. Sân bay Kochi được đổi tên thành Sân bay Kochi Ryoma và tiểu hành tinh 2835 Ryoma được đặt theo tên ông. 

Bảo tàng Tưởng niệm Sakamoto Ryoma

 

Rồng cũng có thể được tìm thấy trong các câu tục ngữ của Nhật Bản như sau: 

- 竜頭蛇尾 - Ryuutou dabi: “Đầu rồng, đuôi rắn”, mô tả một điều gì đó ban đầu có vẻ tuyệt vời hoặc đáng kinh ngạc nhưng kết thúc lại đáng thất vọng. Tương tự thành ngữ "Đầu voi đuôi chuột" trong tiếng Việt. 

- 画竜点睛を欠く- Garyou tensei wo kaku: Nôm na là “Vẽ rồng không điểm mắt”. Vốn "画竜点睛 - Họa Long Điểm Tinh" là một thành ngữ có nguồn gốc từ Trung Quốc, có nghĩa là vẽ thân con rồng trước, cuối cùng mới vẽ hai mắt. Câu này thường dùng để ví trong văn chương, hội họa hay lời nói, chỉ cần chấm phá thêm đôi chỗ quan trọng sẽ làm cho nó càng thêm sinh động. Với việc "không vẽ mắt" (欠く), câu thành ngữ trên trong tiếng Nhật có nghĩa là không hoàn thiện đến bước cuối cùng. 

- 龍のひげをなでる - Ryuu no hige o naderu: “Vuốt râu rồng” - thực hiện một hành động liều lĩnh, thường thấy cùng với 虎の尾を踏む (Tora no o wo fumu - Nghĩa là “giẫm lên đuôi cọp”). Trong tiếng Việt, bạn sẽ bắt gặp thành ngữ "Vuốt râu hùm" với nghĩa tương tự. 

- 登竜門 – Touryuumon: Đề cập đến truyền thuyết cá chép vượt long môn/vũ môn của Trung Quốc, trong đó một con cá chép leo lên thác ở long môn sau khi bơi ngược dòng sông Hoàng Hà và hóa thành rồng. Câu này ám chỉ việc vượt qua khó khăn, trở ngại để đạt đến thành công.

Biểu tượng rồng trong văn hoá Nhật Bản

 

 Nguồn: Kilala

Rồng - là loài vật biểu tượng tâm linh theo quan niệm người Nhật mang lại nhiều may mắn và ý nghĩa trong đời sống. 

Hãy luôn theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị khác về xứ hoa anh đào. Và liên hệ ngay để được tư vấn nếu bạn có nhu cầu xuất khẩu lao động Nhật Bản uy tín - chất lượng.

Công ty TNHH Nhân lực ACM - Nơi dẫn lối thành công

🌿🌿🌿

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

(+84) 28 62762606

contact@acmjinzai.com