Đi Nhật diện Kỹ sư và Thực tập sinh khác nhau như thế nào?

ĐI NHẬT DIỆN KỸ SƯ VÀ THỰC TẬP SINH

KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?

✈✈✈

Chắc hẳn có nhiều bạn thắc mắc đi Nhật diện Thực tập sinh (xuất khẩu lao động) và diện Kỹ sư khác nhau như thế nào?

Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn một số điểm khác biệt cơ bản giữa diện Kỹ sư và Thực tập sinh đi Nhật. Cùng ACM tìm hiểu rõ hơn nhé!

 

Đi Nhật diện Kỹ sư và Thực tập sinh khác nhau như thế nào?

1. Tư cách lưu trú

Kỹ sư đi Nhật, tư cách lưu trú là kỹ thuật, kiến thức nhân văn và nghiệp vụ quốc tế.  

Tư cách lưu trú dành cho Thực tập sinh có 3 loại là TTS loại 1, TTS loại 2, TTS loại 3. 

 

Tư cách lưu trú

2. Thời hạn lưu trú

Kỹ sư: thì thời hạn lưu trú ở Nhật có thể là 1 năm, 3 năm, 5 năm... 

Thực tập sinh: năm đầu tiên: 6 tháng ~ 1 năm, còn từ năm thứ 2 trở đi mỗi năm phải gia hạn visa 1 lần. 

 

Thời hạn lưu trú

3. Thời gian được phép làm việc ở Nhật

Kỹ sư: không giới hạn thời gian làm việc ở Nhật.

Đối với Thực tập sinh: nếu đăng ký đơn hàng 1 năm thì thời gian được làm việc ở Nhật là 1 năm, còn nếu đi đơn hàng 3 năm thì thời hạn tối đa ở Nhật là 5 năm (3 năm hợp đồng + 2 năm gia hạn).

Tuy nhiên với luật mới ban hành visa kỹ năng đặc định thì người lao động có thể tăng thời gian làm việc ở Nhật thêm 5 năm nữa nếu xin được visa đặc định loại 1 và có thể được vĩnh trú ở Nhật nếu xin được visa kỹ năng đặc định loại 2. 

 

Thời gian được phép làm việc ở Nhật

4. Thời gian chờ cấp visa

Diện Kỹ sư: cũng giống như nhân viên người Nhật. Thường sẽ mất 1~2 tháng để nhận được visa lao động.  

Thực tập sinh: trước khi đến Nhật, cần phải học tiếng Nhật, làm đơn xin cấp thị thực… mất khoảng 4 tháng. Sau khi đến Nhật, mất thêm 1 tháng để đào tạo. 

 

Thời gian chờ cấp Visa

5. Yêu cầu về bằng cấp

Đối với Kỹ sư đi Nhật: tốt nghiệp trường senmon ở Nhật trở lên (có bằng chuyên ngành) hoặc là tốt nghiệp cao đẳng tại Việt Nam trở lên (Cao đẳng nghề không được tính). Tùy loại hình công việc, cần có sự liên quan giữa nội dung học ở trường và nội dung công việc.

Đối với Thực tập sinh: mỗi đơn hàng sẽ có yêu cầu về bằng cấp khác nhau và tối thiểu phải có bằng cấp II trở lên.  

 

Yêu cầu về bằng cấp

6. Chế độ lương thưởng, bảo hiểm xã hội…

Diện Kỹ sư: chế độ giống như nhân viên người Nhật, nhiều chế độ lương, thưởng hàng năm, bảo hiểm xã hội, lương hưu, bảo hiểm tai nạn lao động đầy đủ.  

Diện Thưc tập sinh: tiền lương, thưởng tính theo lương cơ bản khác nhau của từng khu vực, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn lao động đầy đủ.  

 

Bảo hiểm xã hội

 

Chế độ lương thưởng

7. Loại hình công việc

Đi Nhật diện Kỹ sư: công việc chuyên môn cao, phải phù hợp với ngành nghề đã được đào tạo tại Việt Nam.

Đi Nhật diện Thực tập sinh: công việc lao động phổ thông và có quy định về loại hình công việc, nội dung trong hợp đồng lao động. 

 

Loại hình công việc

8. Chuyển việc, chuyển công ty

Kỹ sư có thể chuyển việc giống nhân viên chính chức tùy vào từng công ty sẽ có quy định khác nhau. 

Đối với Thực tập sinh về nguyên tắc là không thể (có thể được phép về nước khi chưa hết hạn hợp đồng). Tuy nhiên, khi Thực tập sinh xin được visa kỹ năng đặc định thì có thể chuyển việc.

 

Chuyển việc, chuyển công ty

Chúng tôi vừa giải đáp thắc mắc của các bạn về sự khác nhau giữa đi Nhật diện Thực tập sinh và Kỹ sư. Mong rằng với đáp án này, các bạn có thể hiểu rõ và đưa ra được những quyết định phù hợp với bản thân mình. 

Mọi thắc mắc hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua:

🏭 Địa chỉ: 5 Đường số 9, P.Tân Thuận Đông, Quận 7
☎ SĐT: 028 62762606 - 028 38733268
 
để được tư vấn cụ thể và nhanh chóng với "Chi phí đào tạo thấp - Tuyển dụng liên tục - Bay nhanh" cùng nhiều đơn hàng với mức thu nhập hấp dẫn. 
 

Công ty TNHH Nhân lực ACM - Nơi dẫn lối thành công

🌻🌻🌻

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

(+84) 28 62762606

contact@acmjinzai.com