KỊCH NOH
QUỐC HỒN NỀN NGHỆ THUẬT XỨ HOA ANH ĐÀO
🤢🤢🤢
Noh là một trong những loại hình ca kịch truyền thống lâu đời nhất tại Nhật Bản còn được lưu giữ và trình diễn đến tận ngày nay. Cùng với Kabuki và Kyogen, kịch Noh được xem là môn nghệ thuật quốc hồn của đất nước này.
Kịch Noh hay còn gọi là “Nogaku”, xuất phát từ âm Hán tự trong tiếng Nhật, có nghĩa là “sự khéo léo” hay “tài năng”, là một loại hình nghệ thuật kinh điển của người Nhật Bản. Noh, nói một cách đơn giản thì là một vở kịch được dựng lên bởi bài hát gọi là “Utai” và âm nhạc Hayashi được trình diễn bởi các nhân vật Hayashi và được diễn trên một sân khấu rộng.
Người ta thường dùng kịch Noh để kể về những câu chuyện về thần linh hay con người, ma quỷ với nhiều ẩn ý sâu xa.
Kịch Noh - Quốc hồn nền nghệ thuật xứ hoa anh đào
Nguồn gốc và quá trình phát triển kịch Noh
Đến nay, nguồn gốc của kịch Noh vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, nhiều người Nhật cho rằng loại hình kịch này được truyền bá từ Trung Quốc vào khoảng thế kỷ thứ VII, dần phát triển từ thế kỷ XIV - XV và đặc biệt được ưa chuộng trong tầng lớp Samurai.
Người biểu diễn, nhà soạn kịch thiên tài Kannami (1333-1384) và con trai của ông, Zeami (1363-1443) được coi là “nhà lãnh đạo” vĩ đại của kịch Noh.
Kịch Noh - Quốc hồn nền nghệ thuật xứ hoa anh đào
Thời kỳ thịnh hành nhất của kịch Noh là từ giai đoạn Zeami đến Edo. Tuy nhiên vào những năm 1868 đến 1912, loại hình biểu diễn này ngày rơi vào giai đoạn lụi tàn khi xuất hiện nhiều buổi biểu diễn không chuyên và chính thức.
Thời buổi hiện đại, người dân Nhật đã không còn ưa chuộng thể loại kịch Noh như trước. Tuy nhiên, loại hình văn hóa nghệ thuật độc đáo này vẫn được nhiều nghệ sĩ giữ gìn và biểu diễn khắp nơi trên cả nước. Một phần vì niềm đam mê, một phần vì muốn giữ gìn cho thế hệ mai sau biết về nét văn hóa nghệ thuật cổ truyền nước nhà.
Kịch Noh - Quốc hồn nền nghệ thuật xứ hoa anh đào
Sức hút từ kịch Noh
Đặc trưng của kịch Noh chính là việc sử dụng các mặt nạ có tên gọi là Nomen. Quá trình làm một chiếc mặt nạ có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Đầu tiên, nghệ nhân và sẽ chọn và chạm khắc gỗ. Mặt nạ dùng trong biểu diễn kịch Noh thường làm từ gỗ cây bách Nhật Bản.
Sau đó, nghệ nhân sẽ bôi lớp giấy Washi bên ngoài để tăng khả năng bám dính mực khi vẽ. Khi hoàn tất quá trình phủ màu, nghệ nhân sẽ đánh bóng để cho ra chiếc mặt nạ Noh hoàn thành.
Nomen - mặt nạ sử dụng trong kịch Noh
Hiện nay, có khoảng 450 mặt nạ khác nhau và được chia làm 60 loại với tên gọi độc lập. Một số loại có thể dùng trong nhiều vở kịch khác nhau trong khi một số chỉ dùng trong các vở nhất định.
Trong kịch Noh, mặt nạ được đeo bởi nhân vật Shite. Chúng nói lên kiểu tính cách mà nhân vật đó thể hiện, đồng thời giúp che đi cảm xúc thật của bản thân. Thông thường, mặt nạ sẽ tượng trưng cho các nhân vật như: thần, quỷ và linh hồn, cũng như phụ nữ, đàn ông ở nhiều độ tuổi khác nhau và xếp hạng xã hội của họ.
Mặt nạ sử dụng trong kịch Noh đa dạng
Trang phục kịch Noh làm từ lụa với nhiều màu sác rực rỡ, phỏng theo trang phục của thế kỷ XV. Những bộ trang phục này tùy thuộc vào típ nhân vật và những quy định bắt buộc về việc sử dụng. Trang phục trong kịch Noh vô cùng đa dạng từ chi tiết thiết kế, màu sắc, các nhân vật, giàu hay nghèo, trẻ hay già, đàn ông hay đàn bà, đều phục trang rất đẹp.
Cách mặc trang phục biểu diễn Noh phức tạp nên thường cần tới 2-3 người để giúp diễn viên mặc phục trang. Một trang phục hay một mặc nạ trong Noh đều có thể sử dụng cho nhiều nhân vật khác nhau trừ một số trang phục và mặt nạ đặc biệt chỉ sử dụng cho nhân vật đặc trưng cố định.
Cốt truyện của kịch Noh thường được rút ra từ truyền thuyết, lịch sử, văn học và các sự kiện đương đại, với các thể loại: thần, các chiến binh, những người phụ nữ xinh đẹp, các nhân vật hỗn hợp (đặc biệt là những người đàn bà điên loạn) và các sinh vật siêu nhiên. Bên cạnh đó, một chương trình đầy đủ sẽ bao gồm thêm một nghi lễ trước khi bắt đầu là “Okina Sanbaso”.
Kịch Noh - Quốc hồn nền nghệ thuật xứ hoa anh đào
Có bốn loại nhân vật trong một buổi biểu diễn kịch Noh: Shite, Waki, Kyōgen Và Hayashi. Shite là nhân vật xuất hiện vào đầu màn kịch với vai trò một người bình thường và nửa màn kịch sau với thân phận hồn ma, nhóm nhân vật này luôn đeo mặt nạ khi khi biểu diễn.
Nhóm nhân vật Waki có nhiệm vụ làm nền và chất vấn Shite trong buổi biểu diễn, giúp đưa câu chuyện đến cao trào. Waki không đeo mặt nạ và phải do diễn viên nam đóng.
Kịch Noh - Quốc hồn nền nghệ thuật xứ hoa anh đào
Nhóm thứ ba là Kyogen – nhóm này sẽ trình diễn những màn kịch nhỏ trong thời gian Shite thay đổi trang phục. Hayashi là các nhạc công chơi bốn loại nhạc cụ: sáo Nohkan, trống Okawa hay Otsuzumi, trống Kotsuzumi (trống hình đồng hồ cát), và trống cái Taiko (trống hình thùng đặt trên sàn và gõ bằng hai dùi).
Một yếu tố quan trọng trong kịch Noh là nhịp điệu. Nhịp điệu trong âm nhạc kịch Noh giống như tiếng mưa rơi từ mái hiên xuống. Trống lớn diễn tấu theo nhịp 7 âm tiết, 5 âm tiết là một phần diễn tấu của trống nhỏ, nhưng nếu diễn tấu nối tiếp nhau, thì đôi khi có thể đảo ngược vai trò.
Kịch Noh - Quốc hồn nền nghệ thuật xứ hoa anh đào
Kịch Noh sẽ được biểu diễn trên một sân khấu có hệ thống sảnh theo lối kiến trúc sân khấu Kagura truyền thống được chống bởi bốn cột trụ đặt tên theo vai trò của bốn diễn viên Noh: Waki, Shite, Kyogen và Hayashi.
Điểm chung của các sân khấu Noh là có một cái móc hoặc thòng lọng treo trên trần để đánh chuông báo hiệu cho vở kịch. Sàn sân khấu được đánh bóng để diễn viên thực hiện các màn trượt, ngã.
Kịch Noh - Quốc hồn nền nghệ thuật xứ hoa anh đào
Bên dưới sàn chôn các bình lớn giúp tăng độ vang khi thực hiện các động tác, biểu cảm mạnh mẽ, đồng thời giúp sàn cao hơn so với tầm nhìn của khán giả lên khoảng 3 feet. Ngoài ra, bên phải sân khấu còn có một cây cầu hẹp để những diễn viên chính bước lên sân khấu.
Sàn kịch Noh chỉ được trang trí độc nhất một bức tranh cây thông ở cuối sân khấu. Cây thông là hình ảnh đại diện cho cây thông thật ở đền Kasuga, Nara – nơi các tiền nhân đặt nền móng xây dựng nền nghệ thuật kịch Noh tại Nhật Bản.
Không gian và thời gian trong Noh có phong cách miêu tả tự do, cho phép khán giả thỏa sức tưởng tượng của mình. Ví dụ khi mô tả nhân vật đi một đoạn đường dài, diễn viên sẽ bước đi vài bước nhỏ kết hợp với dàn hợp xướng hay hai nhân vật có thể xuất hiện trên sân khấu gần như sát bên nhau, nhưng khán giả phải hiểu là họ vẫn chưa nhìn thấy nhau.
Kịch Noh - Quốc hồn nền nghệ thuật xứ hoa anh đào
Vẻ đẹp không cần lời nói
Do tương đồng với quan niệm của thiền nên kịch Noh không quá lộng lẫy, phô trương, cũng không quá dân dã mà giản dị, sâu lắng và mang đậm tính u huyền, bao gồm 3 nguyên tắc là: Myoka (vẻ đẹp mỹ miều như một bông hoa), Hie (vẻ đẹp cô quạnh, lạnh lẽo) và Mumon (vẻ đẹp nội tâm mà không cần cất thành lời).
Hoa còn được hiểu như là quá trình, là sự công phu luyện tập của người diễn viên. Hoa nhất thời có thể chỉ các diễn viên thiếu niên có vẻ đẹp trong sáng, giọng ca trong trẻo nhưng sẽ tàn đi theo thời gian. Hoa thật sự là sẽ nảy nở trong suốt cả sự nghiệp khổ công luyện tập của người nghệ sĩ.
Vở kịch Noh về nữ thần Mazu
Noh là bộ môn kịch nghệ nên những gì chuyển tải tới người xem đều thông qua những cử chỉ mang tính ước lệ, những cử chỉ không qua phô trương mạnh mẽ mà chậm rãi uyển chuyển, thu nhiều động tác vào một động tác.
Hay nói cách khác, nghệ thuật Noh chú trọng gợi hơn tả, kích thích trí tưởng tượng của khán giả. Ví dụ, khi có tiếng dế rúc lên trong bụi cây, người diễn viên không được có hành động lộ liễu chứng tỏ mình đang nghe như đưa hai tai lên nghe ngóng.
Kịch Noh - Quốc hồn nền nghệ thuật xứ hoa anh đào
Anh ta phải hạ thấp ánh mắt về phía đó và nhẹ nhàng nghiêng đầu về một bên tóat lên một cử chỉ như thề “nhìn thấy một âm thanh”.
Do tính ước lệ cao của kịch nghệ, để khán giả không bị phân tâm, người diễn viên thường đeo những chiếc mặt nạ Noh phù hợp với từng vai diễn của mình nhằm che dấu những cảm xúc của bản thân.
Kịch Noh - Quốc hồn nền nghệ thuật xứ hoa anh đào
Bên cạnh đa số vai diễn sử dụng mặt nạ, có một số vai diễn không sử dụng mặt nạ như vai thị đồng (dành cho diễn viên trẻ, ít kinh nghiệm) và Hitamen (diễn viên lão thành). Với loại vai Hitamen, diễn viên phải dồn nén cảm xúc để diễn bằng khuôn mặt thật, không hóa trang với nét mặt lạnh lùng, mắt nhìn vào cõi hư không trong suốt buổi diễn. Chỉ có những nghệ sĩ bậc thầy, dày dạn kinh nghiệm mới có thể biến chính khuôn mặt mình thành mặt nạ Ko omote.
Kịch Noh - Quốc hồn nền nghệ thuật xứ hoa anh đào
Khi khuôn mặt – mặt nạ trở thành tấm gương thu nhỏ và phóng đại cảm xúc cũng chính lúc người nghệ sĩ đã lột tả được hết vẻ đẹp của kịch Noh và đạt tới đỉnh cao nghệ thuật biểu diễn này.
Kịch Noh luôn là một phần trong văn hóa nghệ thuật xứ Phù Tang. Đến với Nhật Bản hãy một lần tham gia xem biểu diễn kịch Noh để cảm nhận rõ niềm tự hào về di sản tinh thần của người dân nơi đây nha!
Kịch Noh - Quốc hồn nền nghệ thuật xứ hoa anh đào
Nguồn: st
Hãy luôn theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều tin tức thú vị khác về xứ hoa anh đào. Và liên hệ ngay để được tư vấn nếu bạn có mong muốn xuất khẩu lao động Nhật Bản uy tín - chất lượng - thu nhập hấp dẫn.
Công ty TNHH Nhân lực ACM - Nơi dẫn lối thành công
🎌🎌🎌
(+84) 28 62762606
contact@acmjinzai.com