Món ăn truyền thống đón năm mới của người Nhật

MÓN ĂN TRUYỀN THỐNG ĐÓN NĂM MỚI

CỦA NGƯỜI NHẬT

🍱🍱🍱

 

Ẩm thực truyền thống ngày Tết của người Nhật vô cùng thẩm mỹ về mặt hình thức, món ăn đa dạng mang nhiều ý nghĩa, ước nguyện khác nhau trong năm mới.

Người Nhật luôn quan niệm và tin tưởng rằng những món ăn sẽ mang đến nhiều may mắn và phúc lành vào năm mới, xua đuổi đi những xui xẻo của năm cũ. Vì thế, năm nào họ cũng phải thưởng thức những món ăn này - một nét văn hoá truyền thống được lưu truyền lâu đời. 

 

Món ăn truyền thống đón năm mới của người Nhật

 

III. Người Nhật đón tết với những món ăn nào? 

1. Osechi Ryori

Là tên gọi chung của những món ăn mang đậm nét ẩm thực truyền thống của người dân xứ Phù Tang.  

Các món ăn được đựng trong những chiếc hộp sơn mài “Oju bako” đẹp mắt, nhiều tầng. Sắp xếp theo những quy tắc riêng và ẩn chứa nhiều ý nghĩa khác nhau:  

 

Osechi Ryori - Món ăn truyền thống ngày Tết ở Nhật

 

- Tầng đầu tiên là các món hầm, món luộc để ăn khai vị cùng với cá. 

- Tầng thứ hai là các món ăn kèm, ăn nhẹ.  

- Tầng thứ ba là các món hầm hay món kho... 

 

Mỗi tầng Osechi là những phân loại món khác nhau

 

Mỗi món ăn trong Osechi là đại diện cho những mong muốn khác nhau dịp năm mới. Ví dụ: tôm mang ý nghĩa trường thọ, đậu đen Kuromame có ý nghĩa trừ tà ma, cầu sức khỏe; cá mòi cơm cầu mùa màng tươi tốt, bội thu; củ sen Renko hy vọng cho tương lai hạnh phúc; trứng cá Kazunoko mang ý nghĩa con đàn cháu đống... 

 

Mỗi món ăn là mỗi mong muốn khác nhau trong năm mới

 

Đây là những món ăn được người nội trợ chuẩn bị sẵn, để gia đình có thể dùng từ sáng mùng 1 cho đến hết ngày mùng 3 Tết. Vì trong những ngày đầu năm, người Nhật hạn chế củi lửa, vậy nên các món ăn trong Osechi được nấu một lần khá nhiều và rất đa dạng, hấp dẫn, mang tính thẩm mỹ cao về màu sắc, bày trí...  

Dụng cụ để dùng Osechi là đũa với tên gọi Iwai bashi, loại đũa này có hai đầu đều nhọn và sắc mang ý nghĩa cả bạn và một vị thần linh đều đang dùng bữa ăn này.  

 

Osechi được nấu nhiều để hạn chế củi lửa vào năm mới

 

2. Toshikoshi Soba - Mì trường thọ của người Nhật 

Món mì Toshikoshi Soba được người Nhật ăn duy nhất vào đêm giao thừa với mong muốn cắt bỏ những điều bất hạnh của năm cũ, bắt đầu một năm mới tốt lành, thịnh vượng.  

 

Toshikoshi Soba - Mì trường thọ của người Nhật 

 

Toshikoshi Soba được nấu với công thức: mì soba kiều mạch, nước dùng dashi, hành lá xắt nhỏ ăn cùng các topping như tempura, chả cá, một quả trứng sống. Những sợi mì được kéo dài, cắt mỏng đại diện cho cuộc sống mạnh khỏe và lâu dài. 

 

Toshikoshi Soba cầu mong cuộc sống khoẻ mạnh, lâu dài

 

3. Kagami mochi - tấm lòng của người Nhật Bản hướng đến thần linh 

Trong quan niệm của người Nhật, hình tròn của chiếc gương đồng tượng trưng cho sự viên mãn, đủ đầy. Nên bánh Kagami mochi được mô phỏng trông như chiếc gương đồng xưa của người Nhật với hai chiếc bánh mochi để chồng lên nhau, trên cùng là một quả quýt - tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời.  

 

Kagami mochi - tấm lòng của người Nhật Bản hướng đến thần linh

 

Đây là loại bánh dùng trong năm mới với nguyện cầu một mùa màng bội thu, một cuộc sống sung túc. Ngoài ra, từ kaga miru có nghĩa là phản chiếu, trong những ngày Tết, người Nhật sẽ cùng nhìn lại xem một năm qua có những điều gì đã làm được và chưa làm được, để sửa chữa cũng như đặt mục tiêu cho năm mới. 

 

Kagami mochi - Cầu nguyện cho một năm mới sung túc

 

4. Kagamibiraki - lễ cắt bánh gạo

Sau thời gian trưng bày Kagami mochi vào những ngày đầu năm, người Nhật sẽ có lễ cắt bánh gạo vào năm mới. 

Họ tin rằng bánh gạo là nơi mà Thần năm mới đã ở lại nên ăn vào sẽ nhận được nhiều sức khoẻ. Tục lệ này còn có ý nghĩa tiễn Thần năm mới đi cũng như là báo hiệu cho việc hết Tết. 

Sau đó, bánh gạo được nấu lên cùng món Ozoni và người Nhật dùng món này với quan niệm sẽ có được một sức khoẻ tốt trong năm mới. 

 

Kagamibiraki - lễ cắt bánh gạo

 

5. Ozoni - món ăn khai vị trước mỗi bữa tiệc rượu

Lại thêm một quan niệm mong cầu về sức khoẻ của người Nhật với món Ozoni - món ăn khai vị trước mỗi bữa tiệc rượu giúp làm ổn định hoạt động của dạ dày. 

Sau đó, nó được nấu cùng với bánh Kagami mochi khi bánh này được hạ xuống. Người Nhật tin rằng khi ăn món này trong năm mới sẽ có sức khoẻ cường tráng. 

 

Ozoni - món ăn khai vị trước mỗi bữa tiệc rượu

 

Ozoni - món ăn khai vị trước mỗi bữa tiệc rượu

 

6. Otoso - rượu thuốc uống vào đầu năm mới

Vào đầu năm mới, người Nhật sẽ uống một loại rượu thuốc có tên là Otoso với quan niệm rằng giúp khoẻ mạnh, không ốm đau vào năm mới.  

 

Otoso - rượu thuốc uống vào đầu năm mới

 

Otoso - rượu thuốc uống vào đầu năm mới

 

Mùa xuân về trên khắp nước Nhật, nếu bạn đang ở xứ Phù Tang hãy hoà chung không khí vui tươi, thưởng thức những món ăn truyền thống của người dân bản địa để cùng cầu mong cho một năm mới thuận lợi, bình an nha!

Bạn muốn biết thêm nhiều thông tin hấp dẫn, bổ ích về xứ sở hoa anh đào cùng những thủ tục, hồ sơ, đơn hàng xuất khẩu lao động Nhật Bản hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn!

 

Công ty TNHH Nhân lực ACM - Nơi dẫn lối thành công

🌸🌸🌸

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

(+84) 28 62762606

contact@acmjinzai.com