Natto - Tinh hoa ẩm thực xứ Phù Tang

NATTO - TINH HOA ẨM THỰC XỨ PHÙ TANG

🍜🍜🍜

 

Natto là một món ăn truyền thống của Nhật Bản làm từ hạt đậu tương lên men. Nó có màu nâu, mùi khó ngửi, vị bùi và ngâm, có nhiều chất dịch rất nhớt và dính. Natto được các nhà khoa học kết luận là có rất nhiều chất dinh dưỡng. Cùng với nước tương miso, natto là một trong những nguồn chất đạm quan trọng ở Nhật Bản thời phong kiến khi mà người ta không ăn thịt các loài thú, chim và hải sản. 

Natto - tinh hoa ẩm thực xứ Phù Tang

 

Natto có thể bắt nguồn từ vùng chân dãy núi Himalaya tại Vân Nam lan tỏa ra bên ngoài. Natto được truyền đến Nhật Bản lúc nào, hiện chưa thể xác minh. Hiện nay, nó được nhiều người Nhật ưa thích, nhất là vùng Kanto và vùng Tohoku.

Hiện tại có rất nhiều bản ghi chép khác nhau về nguồn gốc của Natto. Các nguyên vật liệu và công cụ cần thiết để sản xuất Natto đã có sẵn tại Nhật Bản từ thời cổ đại. Ngoài ra còn có những câu chuyện về Minamoto no Yoshiie, người được cho là đã có mặt trong một chiến dịch ở Đông Bắc Nhật Bản giữa năm 1086 AD và 1088 AD khi một ngày họ bị tấn công trong khi đang luộc đậu nành cho đàn ngựa của họ ăn.

Họ vội vàng đóng gói các loại đậu, và không mở túi rơm cho đến khi một vài ngày sau đó, vào thời điểm mà các hạt đã lên men. Những người lính đã ăn nó và cảm thấy vị rất tuyệt vời, vì thế họ dâng lên cho Yoshiie, người mà sau đó cũng rất thích hương vị này. 

 

Natto - tinh hoa ẩm thực xứ Phù Tang

 

Người ta chọn các hạt đậu tương nhỏ, ngâm nước trong vòng một ngày cho mềm ra, đem luộc thật chín, rồi làm cho lên men. Cách làm cổ truyền là gói đậu tương đã xử lý như trên vào các túm rơm để lợi dụng vi khuẩn B. Subtilis natto trong đó làm lên men đậu tương.

Ngày nay, người ta sử dụng một thứ men gọi là kosokin để bắt đầu quá trình lên men khoảng 24 giờ trong môi trường nhiệt độ chừng 40 °C. Quá trình lên men này sẽ phân tách các protein trong hạt đậu tương thành axit amin chuỗi ngắn, một chất bổ dễ hấp thụ. 

 

Natto truyền thống được gói trong túm rơm

 

Một sự thay đổi quan trọng trong việc sản xuất natto xảy ra vào thời Taisho (1912-1926), các nhà nghiên cứu khám phá ra cách để sản xuất natto lên men có chứa Bacillus subtilis (1 loại trực khuẩn) mà không cần rơm. Điều này đơn giản hóa quá trình sản xuất và cho kết quả phù hợp hơn. Ngoài ra, còn có cách làm khác là đậu nành được nghiền nát và lên men, gọi là 'hikiwari natto'. 

Natto - món ăn giàu dinh dưỡng

 

Natto có mùi đặc biệt, hơi giống vị pho mát cay, được ăn như thức ăn kèm với cơm. Natto thỉnh thoảng được sử dụng trong các loại thực phẩm khác chẳng hạn như sushi natto, bánh mì nướng natto, trong súp miso, tamagoyaki , salad, là nguyên liệu trong món okonomiyaki hoặc thậm chí trong spaghetti. Còn có loại natto sấy khô đóng bao để ăn như một món snack. 

Bánh mì nướng natto

 

Đậu hũ sốt natto

 

 Sushi natto

 

Natto sấy khô dùng để ăn như snack

 

Nhiều người thấy mùi vị khó chịu, trong khi những người khác thưởng thức nó như là một món ăn hàng ngày của họ. Natto thì nổi tiếng ở một vài khu vực tại Nhật Bản hơn những món khác. Natto rất phổ biến ở phía đông vùng Kanto, nhưng ít phổ biến ở Kansai.

Một cuộc khảo sát trên mạng Internet tại Nhật Bản năm 2009 cho thấy 70,2% người thích Natto và 29,8% thì không, nhưng trong sồ 29,8% người không thích Natto, khoảng một nửa trong số họ ăn vì lợi ích của sức khỏe. 

Natto - món ăn bổ dưỡng tốt cho sức khoẻ

 

* Cách làm natto đơn giản tại nhà

Rửa đậu tương thật sạch, loại bỏ những hạt đậu bị sâu. Để natto được đồng đều và đẹp bạn nên chọn những hạt đậu có kích thước tương đương nhau. 

Cho đậu tương vào nước ngâm trong khoảng 1 ngày, lượng nước gấp 3 lần lượng đậu. Về nhiệt độ của nước cao cũng được nhưng để tránh vi khuẩn sinh sôi thì nên để vào tủ lạnh rồi ngâm khoảng 1 ngày. Vào mùa lạnh thì thời gian ngâm lâu hơn, nhưng không nên ngâm quá lâu hạt đậu sẽ trở nên khó mềm. 

Cách làm natto đơn giản tại nhà

 

Sau khi được ngâm khoảng 1 ngày, đậu tương được đem hầm kĩ. Để tiết kiệm thời gian có thể hầm trong nồi áp suất khoảng 20 phút. Chú ý là không phải luộc đậu tương mà là hầm đậu tương trong thời gian dài. Nước để hầm có thể sử dụng nước khi ngâm cũng được, hoặc là dùng nước mới đều được. 

Mua natto bán sẵn trên thì trường để tạo vi khuẩn cho quá trình ủ đậu tương, trộn hỗn hợp natto bán trên thị trường với một ít nước nóng, khuấy nhẹ. 

Natto bán sẵn ở siêu thị

 

Đổ hỗn hợp natto tạo khuẩn này lên trên đậu tương đã hấp chín sẵn, rồi trộn đều lên. 

Đổ đậu tương đã trộn vào hộp thích hợp, rồi trải đậu ra, tránh để đậu chồng lên nhau thành lớp quá dày đến mức không hút được oxy. 

Ủ ấm và lên men đậu tương: Ủ ấm và lên men trong khoảng 20~ 24 tiếng bằng nhiệt độ khoảng 40 độ. Có thể ủ bằng máy hoặc có thể lấy khăn sạch phủ lên hộp để lên men. 

Natto - Tinh hoa ẩm thực xứ Phù Tang

 

Sau khi ủ ấm lên men xong thì bỏ vào tủ lạnh khoảng 1 ngày . Lúc này natto đã hoàn thành. Có thể bảo quản natto trong tủ lạnh. 

Điểm lưu ý khi làm natto là phải làm trong môi trường sạch sẽ, quản lý chặt chẽ quá trình lên men. Vì sẽ tạo natto từ vi khuẩn natto nên những vi khuẩn đó hoạt động rất mạnh, nên việc điểu chỉnh nhiệt độ, thời gian rất quan trọng. Những vi khuẩn này phát triển cực mạnh trong môi trường dơ bẩn, nên phải chú ý không được làm tại những nơi vệ sinh kém. 

 

Natto - Tinh hoa ẩm thực xứ Phù Tang

 

Nguồn: st

Nền ẩm thực Nhật Bản có rất nhiều món ăn mới lạ và bổ dưỡng. Nếu có dịp đến Nhật Bản hãy thử ngay natto - tinh hoa ẩm thực xứ Phù Tang, để xem món ăn không phải ai cũng ăn được này có chinh phục được bạn không nha!

Hãy luôn theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị khác. Và liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nếu bạn có nhu cầu xuất khẩu lao động Nhật Bản với "chi phí thấp - tuyển dụng liên tục - xuất cảnh nhanh - thu nhập hấp dẫn"

Công ty TNHH Nhân lực ACM - Nơi dẫn lối thành công

🎌🎌🎌

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

(+84) 28 62762606

contact@acmjinzai.com