📆📆📆
Nhật Bản được mệnh danh là đất nước "Siêu nghỉ lễ” - hầu như tháng nào cũng sẽ có ngày lễ và những ngày lễ thì xứ sở Hoa anh đào gọi là “Ngày lịch đỏ”.
Với tổng 16 ngày nghỉ lễ trong một năm, những ngày này người lao động sẽ được nghỉ làm và tham gia vào các hoạt động giải trí, văn hoá, văn nghệ, thành phố cũng được trang trí đẹp mắt lộng lẫy hơn ngày thường.
Cùng điểm qua ngày lịch đỏ Nhật Bản (ngày lễ quốc gia) để có cơ hội trải nghiệm thêm nhiều điều thú vị vào ngày nghỉ các bạn nha!
1. Ngày mùng một Tết 1/1
Đây là ngày lễ quan trọng nhất của xứ sở Phù Tang.
Tết Nguyên Đán ở Nhật được đón theo lịch dương như các nước phương Tây. Họ sẽ chuẩn bị đón năm mới từ ngày 31/12. Hầu hết các công ty tại Nhật Bản đều cho nhân viên nghỉ từ ngày 30 Tết đến hết ngày mùng 3 Tết và bắt đầu công việc từ ngày mùng 4.
2. Ngày lễ Thành niên
Ngày lễ thành niên được diễn ra vào thứ 2 của tuần thứ 2 - tháng 1 bắt đầu từ năm 1948.
Được tổ chức dành riêng cho những thanh niên tròn 20 tuổi - đây là độ tuổi được xem là trưởng thành tại Nhật Bản. Lễ hội này thu hút rất nhiều bạn trẻ tham gia và là ngày kỉ niệm được đông đảo người dân Nhật Bản hưởng ứng.
3. Ngày Quốc khánh Nhật Bản 11/2
Theo lịch sử Nhật Bản, vào ngày 11/2 năm 660 trước Công Nguyên, Thiên Hoàng đầu tiên của Nhật chính thức đăng quang. Chính vì vậy, ngày này được chọn là ngày Quốc khánh Nhật Bản (Kenkoku Kinen no Hi). Đây được xem là 1 trong 4 ngày lễ lớn nhất tại Nhật Bản. Ngày quốc khánh được tổ chức rất long trọng với nhiều lễ hội và các đoàn diễu hành.
4. Ngày Xuân phân 20/3
Xuân phân - ngày lễ hội được tổ chức ở nhiều nơi trên thế giới, tại Nhật Bản đây là một trong những ngày lễ chính thức của quốc gia để mọi người đi tảo mộ và đoàn tụ gia đình.
Vào thời điểm này, cũng là lúc hoa đào nở rộ - các lễ hội hoa anh đào được tổ chức rầm rộ trên cả nước. Và cũng là mùa thu hút rất nhiều du khách đến tham quan và thưởng thức quang cảnh tuyệt đẹp này.
5. Ngày Chiêu Hòa 29/4
Diễn ra vào 29/4 - Đây là ngày sinh của cố Hoàng đế Chiêu Hoà. Trước năm 2007, ngày này được người Nhật gọi là ngày Xanh.
Sau khi hoàng đế tạ thế người ta lấy ngày này làm ngày lễ giữ gìn màu xanh của thiên nhiên.
6. Ngày Hiến pháp Nhật Bản 3/5
Từ năm 1947, ngày này chính thức được chọn làm kỷ niệm ngày Hiến pháp Nhật, đánh dấu sự ra đời của một thể chế mới chính thức có hiệu lực sau chiến tranh Thế giới thứ hai.
7. Ngày lễ Dân tộc 4/5
Còn được người dân Nhật gọi là ngày Xanh
Ở Nhật mang ý nghĩ là cảm tạ những gì mà mẹ thiên nhiên mang lại cho chúng ta. Nhằm kêu gọi người dân giữ gìn màu xanh của thiên nhiên, mọi người sẽ cùng nhau trồng cây trong ngày này.
8. Ngày Thiếu nhi 5/5
Ngày Tết Thiếu nhi (Kodomo no hi) là một trong những ngày Quốc lễ của Nhật và là một phần trong Tuần lễ vàng. Đây là ngày cầu chúc cho tất cả trẻ em luôn được khỏe mạnh và hạnh phúc.
Lúc trước ngày này chỉ dành riêng cho các bé trai, (các bé gái được tổ chức vào ngày 3/3). Tuy nhiên giờ đây, nó đã trở thành lễ hội cho tất cả trẻ em trên toàn nước Nhật.
9. Ngày của Biển
Bắt đầu từ năm 1996, ngày của Biển được chọn làm Quốc lễ của Nhật Bản. Ngày này diễn ra vào thứ 2 - tuần thứ ba của tháng 7 - được tổ chức để cảm ơn những gì mà biển cả đã ban tặng cũng như nhằm nâng cao ý thức của người dân Nhật về tầm quan trọng của biển với sự tồn tại và phát triển của quốc đảo này.
10. Tuần lễ Obon 13-15/8
Lễ hội Obon là một phong tục truyền thống của người Nhật theo Phật giáo, được tổ chức để tưởng nhớ những người thân đã qua đời. Trải qua thời gian dài, phong tục này đã phát triển thành lễ đoàn tụ gia đình, là thời điểm mọi người trở về quê cha đất tổ thăm viếng, dọn dẹp phần mộ của tổ tiên.
Được tổ chức ở Nhật hơn 500 năm, kéo dài trong ba đến bốn ngày, tuy nhiên ngày bắt đầu lại có sự khác biệt giữa các vùng miền.
Lễ hội Obon tại Nhật Bản được biết đến như ngày lễ Vu Lan tại Việt Nam, đây cũng là dịp để người Nhật tưởng nhớ về những người đã khuất, trở về gia đình bên người thân và tham gia những hoạt động truyền thống.
Obon còn là dịp để tổ chức vui chơi, giải trí. Nét đặc trưng trong lễ hội Obon chính là vũ điệu Bon Odori - vũ điệu tưởng nhớ, tri ân và cầu nguyện cho linh hồn tổ tiên.
11. Ngày Kính lão
Được tổ chức vào ngày thứ 2 - tuần thứ 3 của tháng 9 hàng năm.
Đây là ngày người Nhật dành để tạ ơn những đóng góp của người cao tuổi cho xã hội, mừng họ sống lâu, trong ngày này tại nhiều nơi ở Nhật Bản người dân cũng tụ tập ca múa hát để vui cùng người có tuổi và trẻ em được dạy làm các quà lưu niệm thủ công cho ông bà và các cụ trong gia đình.
12. Ngày Thu phân 23/9
Thường được tổ chức vào ngày 23 hoặc 24 tháng 9, để tưởng nhớ về những người đã khuất và tỏ lòng thành kính với tổ tiên.
13. Ngày Thể dục thể thao
Được tổ chức vào ngày Chủ Nhật đầu tiên của tháng 10. Chính thức ra đời kể từ năm 1966 nhằm kỷ niệm cho Olympic Tokyo 1964, đây là ngày lễ nhằm khuyến khích phong trào luyện tập thể dục thể thao rèn luyện sức khoẻ.
14. Ngày Văn hóa 3/11
Ngày Văn hóa chính thức ra đời từ năm 1946 nhằm kỷ niệm ngày hiến pháp Nhật được chính thức công bố.
Ngày này được tổ chức vào 3/11 hàng năm - nhằm khích lệ cho sự trấn hưng và phát triển của nền văn hóa truyền thống.
15. Ngày lễ Cảm tạ người lao động 23/11
Ngày lễ Cảm ơn người lao động diễn ra vào ngày 23/11 hàng năm nhằm tri ân, đề cao những giá trị của sức lao động đồng thời cảm tạ cho một vụ mùa bội thu.
Ngày này được tổ chức khi vụ mùa kết thúc, người dân hiến tặng những sản vật mới thu hoạch để thể hiện lòng kính trọng thánh thần.
16. Ngày sinh nhật của Nhật hoàng 23/12
Ngày 23 tháng 12 là ngày lễ kỷ niệm sinh nhật của Nhật hoàng Bình Thành hiện nay, ngày này sẽ tiếp tục khi Nhật hoàng còn sống và trị vì đất nước.
Công ty TNHH Nhân lực ACM - Nơi dẫn lỗi thành công
(+84) 28 62762606
contact@acmjinzai.com