(Phần 1) Những câu hỏi thường gặp về xuất khẩu lao động Nhật Bản

NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ

XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NHẬT BẢN

❓❓❓

 

Xuất khẩu lao động Nhật Bản không còn quá xa lạ trong thời kì ngày nay. Tuy nhiên, vẫn còn có rất nhiều thắc mắc xoay quanh chương trình làm việc tại Nhật mà nhiều lao động chưa nắm rõ. 

Bài viết này cùng chúng tôi giải đáp những câu hỏi thường gặp khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản nha!

 

Những câu hỏi thường gặp về xuất khẩu lao động Nhật Bản

 

1. Người dân tộc thiểu số có được tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản?

Các điều kiện xét tuyển tham gia xuất khẩu lao động Nhật không có hạn chế nào đối với người dân tộc thiểu số.  

Chỉ cần đáp ứng đủ điều kiện về độ tuổi, trình độ, sức khỏe (xem lại tại phần Xuất khẩu lao động Nhật Bản cần những điều kiện nào?) thì dù thuộc dân tộc nào, người lao động vẫn có thể tham gia chương trình sang Nhật làm việc. 

 

Người dân tộc thiểu số vẫn được tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản

 

2. Đã lập gia đình, có con đi xuất khẩu lao động Nhật Bản được không?

Yếu tố “lập gia đình, có con” không nằm trong điều kiện xét tuyển xuất khẩu lao động Nhật. Lao động đã có gia đình tham gia chương trình sang Nhật làm việc là một cách để cải thiện cuộc sống gia đình.  

Tuy nhiên, lao động trường hợp này nên cân nhắc lựa chọn những công việc phù hợp với hoàn cảnh bản thân. Bên cạnh đó, người lao động cần thể hiện tinh thần cầu tiến, chủ động học hỏi và cam kết trách nhiệm trước các nhà tuyển dụng Nhật Bản. Đó sẽ phần nào tác động đến kết quả đánh giá và giúp lao động sang Nhật thành công. 

 

Đã lập gia đình vẫn được xuất khẩu lao động Nhật Bản



3. Có giấy gọi nhập ngũ có được tham gia chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản?

Theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự 2015, công dân đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài không nằm trong các trường hợp được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. 

Trường hợp những lao động đã được duyệt đi Nhật làm việc thì sẽ không phải nhập ngũ và được tạm hoãn. Người lao động đã được duyệt và đang theo học tiếng Nhật tại trung tâm, chờ xuất cảnh sang Nhật, nếu bị gọi đi khám sức khỏe để nhập ngũ, các công ty phái cử sẽ cung cấp các giấy tờ liên quan, hỗ trợ xác nhận miễn trừ nhập ngũ.   

Lao động đang làm việc tại Nhật Bản nếu có giấy gọi nghĩa vụ quân sự thì không phải đi nhập ngũ. Sau khi xuất khẩu lao động Nhật về lại Việt Nam, nếu vẫn trong độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự (18 – 27 tuổi) mà có giấy gọi thì vẫn phải tham gia và không được miễn trừ.  

 

Có giấy gọi nhập ngũ có được xuất khẩu lao động Nhật Bản



4. Đi xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành nghề nào tốt nhất?
Theo thống kê những năm gần đây, đi xuất khẩu lao động Nhật những ngành nghề sau đây sẽ có nhiều cơ hội với thu nhập tương đối tốt:  

- Cơ khí: chỉ tuyển nam, ưu tiên kinh nghiệm, cần nhiều lao động, mức lương khá cao. Hai ngành “hot” nhất là hàn và tiện.  

- Chế biến thực phẩm: tuyển cả nam và nữ, làm việc trong xưởng, lương khá cao. 

- Xây dựng: chỉ tuyển nam, cần nhiều lao động, có thể làm thêm, mức lương cao. 

- May mặc: tuyển cả nam và nữ, yêu cầu kinh nghiệm, có tay nghề, mức lương khá. 

- Nông nghiệp: thường ưu tiên tuyển nữ, ứng dụng khoa học công nghệ, công việc đa dạng. 

 

Top ngành nghề xuất khẩu lao động Nhật Bản được nhiều lựa chọn



5. Đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản mấy năm? 

Người lao động đi Nhật theo chương trình thực tập sinh kỹ năng có thể chọn chương trình 1 năm hoặc 3 năm. 

Đối với chương trình 1 năm, sau khi hoàn thành hợp đồng 1 năm, người lao động bắt buộc phải về nước và không có cơ hội quay lại Nhật. Với chương trình 3 năm, người lao động có thể gia hạn thêm 2 năm để tiếp tục làm việc. 
 

Xuất khẩu lao động Nhật Bản 1 năm hoặc 3 năm

 

6. Mức lương đi xuất khẩu lao động Nhật Bản bao nhiêu? 

Mức lương cơ bản của người lao động nước ngoài tại Nhật dao động trong khoảng từ 150.000 - 250.000 Yên/tháng (khoảng 25 - 40 triệu đồng theo tỉ giá hiện tại) tùy theo tính chất của ngành nghề. Mức lương cơ bản này chưa bao gồm tiền tăng ca, tiền thưởng… 

 

Xuất khẩu lao động Nhật Bản có thu nhập hấp dẫn

 

7. Khi gặp vấn đề tại Nhật, liên hệ ai để được hỗ trợ? 

Các số điện thoại khẩn cấp ở Nhật là: 119 - cấp cứu và cứu hỏa, 110 - cảnh sát. Những cuộc gọi đến sẽ không mất phí.  

Khi gặp khó khăn hoặc có vấn đề liên quan đến sức khỏe, công việc cần được tư vấn thì có liên hệ đến Cơ Quan Hợp Tác Tu Nghiệp Quốc Tế (JITCO) và được hỗ trợ bằng tiếng Việt. 

Ngoài ra, người lao động còn có thể liên hệ một số cơ quan chức năng khác như: Phòng giám sát, Cục Lao động các tỉnh ở Nhật, Trung tâm tư vấn hỗ trợ người nước ngoài do Bộ Tư Pháp Nhật ủy thác, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản. 

 

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản

Nguồn: st

Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để tìm ra đáp án cho những câu hỏi về xuất khẩu lao động mà bạn còn đang bâng khuâng nha! 

Hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn chi tiết và nhanh chóng thủ tục, hồ sơ, đơn hàng đa dạng hay những câu hỏi mà bạn vẫn chưa có lời giải đáp về xuất khẩu lao động Nhật Bản. 

Công ty TNHH Nhân lực ACM - Nơi dẫn lối thành công

✈✈✈

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

(+84) 28 62762606

contact@acmjinzai.com