(Phần 2) Những câu hỏi thường gặp về xuất khẩu lao động Nhật Bản

NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NHẬT BẢN

🎌🎌🎌

 

Xuất khẩu lao động Nhật Bản ngày càng được nhiều lao động quan tâm và đăng kí tham gia. Do đó, bạn cần nắm rõ hết mọi thắc mắc để có thể tự tin đăng kí đi đơn hàng tại Nhật.

Cùng chúng tôi tìm hiểu tiếp phần 2 những câu hỏi thường gặp về xuất khẩu lao động Nhật Bản nha!

 

Những câu hỏi thường gặp về xuất khẩu lao động Nhật Bản

 

8. Chưa biết tiếng Nhật thì có tham gia chương trình được không? Thời gian học bao lâu?
Lao động chưa biết tiếng Nhật khi đăng ký tham gia chương trình sẽ được đào tạo khóa tiếng Nhật và một số kỹ năng ứng xử cơ bản khác.

Quy trình sẽ là: đào tạo ban đầu - tiến cử phỏng vấn - học nâng cao nếu đậu phỏng vấn. Tổng thời gian đào tạo ngôn ngữ và kỹ năng dao động từ 7 tháng đến một năm tùy theo khả năng của người lao động.  

Yêu cầu đối với Thực tập sinh kỹ năng là từ N5-N4, đối với Kỹ sư là từ N3. Tuy nhiên, để có thể giao tiếp, trao đổi và hoàn thành tốt công việc được giao, càng học tốt tiếng Nhật sẽ càng thuận lợi cho người lao động.  

 

Học tiếng Nhật trước khi xuất khẩu lao động 


9. Bệnh gì không được tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản?

Về sức khỏe của người lao động, Chính phủ Nhật hạn chế 13 nhóm bệnh gồm: 

- Сáс bệnh về mắt: quáng gà, thоáі hóa võng mạс...  

- Các bệnh về mắt сấр tính cần рһảі điều trị, ѕụр mi từ độ III trở lên, mắt có thị lực có kính 8/10.  

- Bệnh về cơ хương khớp: loãng xương nặng, thoái hóa cột sống giai đoạn 3, viêm xương, viêm khớp dạng thấp…  

- Bệnh về tim mạch: bệnh tim bẩm sinh, suy tim, nhồi máu cơ tim, người bị di chứng tai biến mạch máu não, viêm cơ tim, người mang máy tạo nhịp tim...  

- Bệnh về phổi: lao phổi, tràn dịch màng phổi, xơ phổi, hen phế quản, ung thư phổi… 

- Bệnh về đường tiêu hóa: viêm gan A-B-C, xơ gan - ung thư gan, sỏi mật… 

- Bệnh về da lіễu: bệnh vảy nến, hình xăm, bệnh phong (đang điều trị & di chứng tàn tật độ 2), vảy rồng, viêm ԁа mủ hoại tử, HIV/AIDS, các bệnh lâу nhiễm qua đường tình dục...  

- Bệnh về nội tiết: đái tháo đường, suy tuyến thượng thận, cường hoặc suy tuyến giáp… Bệnh về thận và tiết niệu: suy thận, sỏi đường tiết niệu, viêm thận bể thận cấp hoặc mãn tính…  

- Bệnh về thần kinh: liệt một hoặc nhiều chi, rối loạn vận động, di chứng bại liệt, động kinh, u não, thoát vị đĩa đệm cột sống, xơ cứng cột bên teo cơ, Parkinson...  

- Bệnh về tâm thần: rối loạn cảm xúc, histeria, tâm thần phân liệt, nghiện ma túy và nghiện rượu… 

- Bệnh liên quan đến sinh dục: u nang buồng trứng, ung thư vú, u sơ tuyến tiền liệt, ung thư dương vật & bàng quang, ung thư cổ tử cung...  

- Bệnh về tai mũi họng: viêm xoang, viêm tai giữa, u hoặc ung thư vòm họng… 

- Bệnh về răng hàm mặt: dị tật vùng hàm mặt, các bệnh, các loại u và nang vùng răng miệng…  

 

13 nhóm bệnh không được xuất khẩu lao động Nhật Bản


10. Muốn về nước trước hạn, phải làm gì?

Có nhiều lý do khiến người lao động muốn được về nước trước hạn. Tuy nhiên, tùy theo trường hợp mà người lao động có thể bị phạt hoặc không. Để đảm bảo quyền lợi và không bị ảnh hưởng, người lao động cần nắm rõ quy trình thực hiện để về nước.  

Trước hết cần trao đổi với công ty tiếp nhận để xin về nước trước thời hạn. Nếu công ty tiếp nhận đồng ý thì họ sẽ chủ động làm việc với nghiệp đoàn để hoàn thành thủ tục cho người lao động.  

Trường hợp công ty không đồng ý, người lao động có thể liên hệ với công ty phái cử để được can thiệp và hỗ trợ. Nhìn chung, đa số trường hợp xin về nước trước hạn có lý do chính đáng đều được doanh nghiệp đồng ý.  

Người lao động nên bình tĩnh thực hiện theo quy trình, không nên tự ý mua vé máy bay bỏ về nước. Nếu làm vậy, người lao động chẳng những có nguy cơ bồi thường hợp đồng mà còn có khả năng bị cấm xuất cảnh lao động. 

 

 Muốn về nước trước hạn, phải làm gì?

 

11. Người đi xuất khẩu lao động Nhật Bản có thể bảo lãnh người thân sang Nhật không?

Với lao động thuộc diện Thực tập sinh kỹ năng, Visa được Chính phủ Nhật cấp phép sang làm việc theo diện lao động phổ thông. Do đó, những lao động này không thể bảo lãnh người thân sang Nhật. 

Với lao động thuộc diện Kỹ sư, sau nửa năm lưu trú và làm việc tại Nhật, nếu đáp ứng đủ các điều kiện về kinh tế, đóng thuế… thì có thể làm thủ tục để bảo lãnh người thân sang Nhật. 

 

Người đi xuất khẩu lao động Nhật Bản có thể bảo lãnh người thân sang Nhật không?


12. Cơ hội việc làm khi về nước của Thực tập sinh tại Nhật?

Thời gian làm việc tại Nhật giúp lao động được nâng cao kiến thức, tay nghề, kỹ năng. Thực tập sinh tại Nhật sau khi về nước có cơ hội công việc rộng mở.  

Với số tiền tích luỹ được sau nhiều năm đi Nhật, bạn có thể tự kinh doanh riêng ngành nghề mình yêu thích. Hay tiếp tục làm việc tại các công ty Nhật ở Việt Nam hoặc những công ty có vốn đầu tư Nhật Bản.  

Ngoài ra, với kinh nghiệm và vốn tiếng Nhật sẵn có, người lao động có thể chuyển hướng sang các nghề khác như hướng dẫn viên du lịch, phiên dịch tiếng Nhật hoặc làm nhân viên tư vấn, nhân viên đối ngoại, giáo viên tiếng Nhật cho trung tâm đào tạo của công ty xuất khẩu lao động ở Việt Nam.   

 

Thực tập sinh về nước có cơ hội việc làm cao


13. Có thể quay lại Nhật lần 2 sau khi về nước không? 

Lao động (thuộc diện thực tập sinh kỹ năng) có thể quay lại Nhật sau khi kết thúc chương trình 3 năm, nếu thi đậu kỳ thi tay nghề tại Nhật và được công ty tiếp nhận tiếp tục tuyển dụng.  

Ngoài ra, người lao động phải:  

- Thực hiện đúng hợp đồng, về nước đúng thời hạn, có giấy chứng nhận của Jitco. 

- Không vi phạm luật pháp Nhật Bản, có khoản vay, trả góp…  

- Chỉ được quay lại Nhật làm đúng công việc trong visa được cấp trước đó.  

- Thời gian quay về và ở lại Việt Nam không có tiền án tiền sự.  

- Lao động thuộc diện kỹ sư có thời hạn về Việt Nam từ 6 tháng – 1 năm, trình độ tiếng Nhật từ N3 trở lên mới có thể quay lại Nhật lần 2. 

 

Có thể quay lại Nhật lần 2 sau khi về nước không?

 

14. Bị hủy tư cách thực tập sinh trong trường hợp nào?

Người lao động có thể bị hủy tư cách thực tập sinh nếu rơi vào một trong những trường hợp sau: 

- Công ty tuyển dụng không đủ khả năng tiếp nhận lao động nước ngoài làm việc theo quy định của OTIT.

- Công ty tuyển dụng từng có nhiều lao động trước đó vi phạm quy định hoặc bỏ trốn.  

- Công ty tuyển dụng đang bị thanh tra, kiểm tra hoặc mắc phải một số vấn đề nào đó. 

- Người lao động mắc phải 1 trong số 13 nhóm bệnh bị cấm.

- Lao động nữ mang thai trong quá trình đợi xuất cảnh.

- Người lao động sử dụng chất kích thích, có hành vi trộm cắp…  

Một số yếu tố khác. 

 

 Bị hủy tư cách thực tập sinh trong trường hợp nào?  

 

15. Có hình xăm được đi xuất khẩu lao động Nhật Bản không?

Trong 13 nhóm bệnh không được phép xuất khẩu lao động sang Nhật, hình xăm thuộc nhóm các bệnh da liễu. 

Do đó, có thể nói rằng những ai có hình xăm, dù kích thước lớn hay nhỏ, sẽ không được xuất khẩu lao động sang đất nước này. Ngoài ra, tại Nhật Bản, hình xăm khiến người ta liên tưởng đến các băng nhóm yakuza.  

Đa số các chủ doanh nghiệp, nhà máy sẽ không thích tuyển dụng lao động có hình xăm. Vì vậy, khi quyết tâm đi xuất khẩu lao động tại đất nước này, hãy nhớ: đừng xăm mình. Trường hợp người lao động có hình xăm nhưng muốn xuất khẩu lao động sang Nhật, hãy liên hệ với đơn vị tư vấn để tìm giải pháp phù hợp. 

 

Có hình xăm được đi xuất khẩu lao động Nhật Bản không?

 

Nguồn: st

Ở trên là giải đáp những câu hỏi thường gặp về xuất khẩu lao động Nhật Bản. Nếu bạn vẫn còn nhiều thắc mắc hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp nhanh chóng và chi tiết.

Công ty TNHH Nhân lực ACM - Nơi dẫn lối thành công

❓❓❓

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

(+84) 28 62762606

contact@acmjinzai.com