Quốc hoa Nhật Bản?

QUỐC HOA NHẬT BẢN?

🌼🌼🌼

Nhắc đến Nhật Bản chắc hẳn ai trong chúng ta cũng nghĩ ngay đến hoa đào - một loài hoa biểu trưng nổi tiếng tại xứ Mặt trời mọc. Và Nhật Bản cũng được gọi là xứ sở Hoa anh đào.

Vì thế, mà nói đến quốc hoa của Nhật Bản, tin chắc rằng nhiều người sẽ nghĩ ngay đến hoa đào. Tuy nhiên, hoa đào chỉ là Quốc hồn của Nhật Bản.

Còn loài hoa được xem là Quốc hoa chính thức của đất nước này lại là “hoa cúc” - biểu tượng của hoàng gia Nhật, mang ý nghĩa tượng trưng cho những phẩm chất tốt đẹp, cao quý, phúc hậu; đại diện cho sức khỏe, sự trường thọ, mùa thu và thể hiện sư thiện chí, mong muốn được trở thành bạn bè.

Lễ hội Choyo - Lễ hội hoa cúc ở Fukushima

Hàng năm vào khoảng tháng 10 - 11, có không ít những lễ hội triển lãm hoa cúc được tổ chức. Điển hình là lễ hội “ Búp bê hoa cúc” được tổ chức tại Fukushima.

Tại lễ hội này, sẽ có rất nhiều hình nhân diện trên mình những trang phục làm hoàn toàn từ hoa cúc - tái hiện lại hình ảnh những nghệ sĩ nổi tiếng của đất nước họ.

Những người thợ làm vườn phải chuẩn bị rất lâu, phát huy tối đa tính sáng tạo, sự tỉ mỉ, kì công mới có thể làm nên được những bộ kimono hoa cúc mang linh hồn của đất nước và để duy trì được lễ hội đã tồn tại trên 50 năm này.

Búp bê hoa cúc

Ở Nhật Bản, búp bê hoa cúc được gọi là Kiku Ningyo. Nghệ thuật làm búp bê bằng hoa cúc  từ lâu đã trở thành một ngành thủ công, nghệ thuật truyền thống đặc sắc và duy nhất của Nhật Bản.

Để rồi cứ mỗi độ thu về, các nghệ nhân lại dâng hiến cho đời những kiệt tác bất hủ nhằm tôn vinh sắc đẹp của mùa thu và linh hồn đất nước.

Đôi điều về quốc hoa Nhật Bản có thể bạn chưa biết:

- Hình ảnh của những bông hoa cúc xuất hiện trong tất cả các sự kiện văn hóa của người Nhật Bản.

- Để thể hiện sự tôn trọng hoặc tình yêu, người Nhật thường tặng nhau một bó hoa cúc vàng hoặc đỏ. Tuy nhiên, đừng bao giờ dùng hoa cúc trắng để làm quà tặng bởi hoa cúc trắng thường chỉ được dùng để làm hoa chia buồn tang lễ mà thôi.

- Trên hộ chiếu, huy hiệu Hoàng gia Nhật, đồng 50 yên và bộ trang phục truyền thống Kimono cũng có hình hoa cúc.

- Hoa cúc được đem vào trồng tại Nhật Bản từ thế kỷ thứ 5.

- Ngày 9/9 hàng năm được chọn là ngày Hoa Cúc Nhật Bản.

- Lễ hội Hoa cúc tại ngôi đền này được bắt đầu từ năm 1908 do vị chủ trì của ngôi đền khởi xướng nhằm xoa dịu nỗi đau sau chiến tranh.


- Hoa cúc không chỉ gắn liền với đời sống văn hóa của người Nhật mà nó còn gắn liền với nền văn hóa ẩm thực Nhật Bản như: rượu hoa cúc, trà hoa cúc, tới các món ăn truyền thống, sang trọng hay trên bàn ăn những bữa cơm hàng ngày của người Nhật và các món bánh.

- So với các loài hoa cúc dùng để trang trí thì loài hoa cúc được người Nhật sử dụng trong chế biến món ăn có vị ngọt, ít đắng hơn, cùng với đó là giá trị dinh dưỡng, làm đẹp cao. Người Nhật Bản gọi chúng là Shokuyo – giku.

- Tại Nhật trồng hoa cúc như một sản vật địa phương phục vụ cho ẩm thực mùa thu.

+ Theo nghiên cứu từ các nhà khoa học Nhật Bản cho thấy hoa cúc có tác dụng giải độc cho cơ thể, hạn chế sự phát sinh của các tế bào ung thư, giảm Cholesterol và mỡ trung tính trong cơ thể.

+ Mỗi bông hoa chứa nhiều dinh dưỡng gồm các vitamin và nguyên tố vi lượng cần thiết, các chất chống oxy hóa cao; giúp điều hòa đường huyết – tốt cho bệnh nhân tiểu đường; chống lão hóa – tác dụng trong làm đẹp.

 

Công ty TNHH Nhân lực ACM - Nơi dẫn lỗi thành công

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

(+84) 28 62762606

contact@acmjinzai.com