Top 6 trò chơi dân gian tiêu biểu của người Nhật

TOP 6 TRÒ CHƠI DÂN GIAN TIÊU BIỂU CỦA NGƯỜI NHẬT

️🎯️🎯️🎯

 

Trò chơi dân gian là những trò chơi gắn liền với nhiều thế hệ của một dân tộc, chúng được truyền từ đời này sang đời khác trở thành một nét đặc trưng riêng của mỗi quốc gia vào mỗi dịp lễ hội hay đơn giản chỉ là những trò chơi giải trí hằng ngày.  

Nếu ở Việt Nam ta có kéo co, ô ăn quan, trốn tìm, banh đũa, nhảy dây... là những trò chơi truyền thống thường thấy trong các dịp lễ, hội thao hay chỉ là chơi trong giờ giải lao của các bạn học sinh, vui chơi giải trí của các em nhỏ trong làng... 

Thì ở Nhật Bản cũng có rất nhiều trò chơi dân gian thú vị và vui nhộn không kém, không những thế đây còn là những trò chơi rèn luyện tư duy, thể chất vượt trội. Bài viết này, cùng chúng tôi tìm hiểu Top 6 trò chơi dân gian tiêu biểu của Nhật Bản nha! 

 

Top 6 trò chơi dân gian tiêu biểu của người Nhật

1. Trò chơi Koma: Con quay 

- Tên tiếng Nhật: こま 

- Nguồn gốc: Koma có nguồn gốc ở Trung Quốc và du nhập vào Nhật Bản từ thời Edo. 

 

Trò chơi Koma: Con quay 

- Ý nghĩa: Thường được chơi vào những ngày đầu năm mới, rèn luyện khả năng xác định mục tiêu, đôi tay khéo léo của người chơi. 

 

Trò chơi Koma: Con quay 

2. Trò chơi Menko: Ném đĩa 

- Tên tiếng Nhật: 面子 

- Nguồn gốc: Trò chơi này có nguồn gốc từ thời Kamakura (1185-1333) và tạo nên cơn sốt đối với thế giới trong những năm 1990 dưới cái tên POG. Menko là một trò chơi thẻ bài của Nhật Bản dành cho hai hoặc nhiều người chơi, trên thẻ có in những diễn viên, nhân vật nổi tiếng của Nhật. 

- Ý nghĩa: Trò chơi này thường dành cho những cậu bé chơi. Trải qua kinh nghiệm chơi menko, các em sẽ rèn được sự khéo léo, nhanh tay và khả năng phán đoán tình huống. 

 

Trò chơi Menko: Ném đĩa

3. Trò chơi Kendama: Bắt bóng bằng cốc 

- Tên tiếng Nhật: けん玉 

- Nguồn gốc: Trò chơi này có nguồn gốc từ Pháp với cái tên “Le bilboquet”, nó du nhập đến Nhật vào thời Edo và chỉ dành cho giới quý tộc chơi. Trò chơi “Kendama” bao gồm một thanh gỗ có hình thánh giá (Ken) và một quả bóng màu (Dama), bóng được nối dây liền với thanh gỗ. Tại Nhật Bản còn có hẳn một hiệp hội là “Hiệp hội Kendama Nhật” thường tổ chức những cuộc thi đấu kỹ năng và chấm điểm cho trò chơi này.  

- Ý nghĩa: Đây là một trò chơi vận động nhẹ nhàng, sử dụng các ngón tay kết hợp với chuyển động của đầu gối và bắp đùi. giúp các khớp tay, khớp đùi linh hoạt và khéo léo hơn rất nhiều. 

 

 

Trò chơi Kendama: Bắt bóng bằng cốc 

4. Trò chơi Karuta: Chơi bài lá 

- Tên tiếng Nhật: かるた 

 

Trò chơi Karuta: Chơi bài lá 

- Nguồn gốc: Đây chính là một loại bài lá truyền thống của người Nhật. Trò chơi này rất nổi tiếng ở xứ sở hoa Anh đào nhưng có nguồn gốc từ Bồ Đào Nha. Khi các nhà buôn Bồ Đào Nha đến Nhật vào thế kỷ 16, họ đã đem theo những bộ bài tây đi cùng để chơi, từ đó nó du nhập vào Nhật Bản và tên trò chơi trở thành Karuta. 

- Ý nghĩa: Chơi bài giúp người chơi rèn luyện khả năng tư duy, ứng biến, lựa chọn và giải quyết vấn đề rất tốt.

 

Trò chơi Karuta: Chơi bài lá 

 5. Trò chơi Takoage: Thả diều 

- Tên tiếng Nhật: 凧揚げ 

- Nguồn gốc: Trò chơi này du nhập từ Trung Quốc vào những năm 794 – 1185, thời đó thả diều được xem như là một trò chơi của giới quý tộc. Thả diều ngày càng phổ biến ở Nhật và trở thành một trong những trò chơi truyền thống đặc sắc nhất. 

 

Trò chơi Takoage: Thả diều

- Ý nghĩa: Thả diều được coi là một môn nghệ thuật chứ không đơn thuần chỉ là trò chơi nữa. Người Nhật quan niệm con diều càng bay cao thì ước nguyện sẽ càng dễ thành sự thật, các em bé sẽ càng khôn lớn mạnh khỏe, diều bay cao chứng tỏ lời cầu xin, ước nguyện đã đến với các vị thần. 

 

 

Trò chơi Takoage: Thả diều

6. Trò chơi Hanetsuki: Đánh cầu 

- Tên tiếng Nhật: 羽根つき 

- Nguồn gốc:. Trò chơi từ thời Heian này ban đầu được chơi vào các ngày Tết ở Hoàng cung, chúng được trang trí rực rỡ và trở thành món đồ mỹ nghệ dùng để tặng cho con gái nhân dịp Tết. Hanetsuki giống một chiếc vợt gỗ có dạng hình mái chèo hoặc được làm từ hạt quả bồ hòn có màu đen và gắn lông chim. Chúng được bán làm quà lưu niệm ở các ngôi đền, nơi tổ chức lễ hội. 

 

Trò chơi Hanetsuki: Đánh cầu

- Ý nghĩa: Trong tiếng Nhật, quả bồ hòn được gọi là mukuro ji, dịch sang chữ Hán có nghĩa là “một đứa trẻ không bị đau ốm”. Vì vậy năm đầu tiên đứa trẻ được sinh ra, thường được người thân tặng cho món quà này giống như lời chúc, lời cầu nguyện sức khỏe, may mắn.  

 

Trò chơi Hanetsuki: Đánh cầu

Ngoài những trò chơi tiêu biểu trên, đất nước mặt trời mọc còn có rất nhiều trò chơi dân gian thú vị khác như:  

- Trò chơi về cơ khí: Pachinko.  

- Trò chơi dành riêng cho trẻ em: Daruma San ga koronda, Fukuwarai, Hana Ichi Monme, Hanetsuki, Rock-paper-scissors, Kancho, Kagome Kagome, Kemari (蹴鞠), Kendama, Hopscotch, Jump rope, Ohajiki, Onigokko, Oshikura Manju, Otedama. 

- Trò chơi dành cho phụ nữ: Rango, Board game. 

 

Trò chơi dân gian Nhật Bản

- Trò chơi liên quan đến cây bài: Buta no shippo, Daifugō (tên khác: Daihinmin), Hanafuda, Karuta, Menko, Oicho-Kabu, Two-ten-jack, Uta-garuta. 

- Trò chơi gạch vuông: Mahjong.  

- Trò chơi có xúc xắc: Cho-han bakuchi, Kitsune bakuchi. 

- Trò chơi liên quan đến chữ: Dajare, Henohenomoheji, Kaibun, Shiritori, Uta-garuta.

 

Nhật Bản có nhiều trò chơi dân gian thú vị

Nguồn: TrungtamnhatnguSOFL

Ở trên, chúng tôi vừa chia sẻ đến các bạn những trò chơi dân gian tiêu biểu ở Nhật Bản. Nếu đang ở Nhật, có dịp bạn cũng nên thử sức với những trò chơi đầy thú vị này của xứ sở hoa anh đào nha! 

Bạn muốn biết thêm nhiều thông tin bổ ích, thú vị về đất nước mặt trời mọc cũng như những thông tin về xuất khẩu lao động Nhật Bản hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn! 

Công ty TNHH Nhân lực ACM - Nơi dẫn lối thành công 

️🎯️🎯️🎯

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

(+84) 28 62762606

contact@acmjinzai.com