Trung thu Nhật Bản - Ý nghĩa trong từng hoạt động

TRUNG THU NHẬT BẢN - Ý NGHĨA TRONG TỪNG HOẠT ĐỘNG

🏮🏮🏮

 

Là một quốc gia thuộc khu vực Đông Á vì thế việc ăn mừng ngày lễ Trung thu cũng không ngoại lệ với xứ sở Hoa anh đào. 

Tuy nhiên, mỗi quốc gia vẫn sẽ có những nghi lễ và văn hoá khác nhau. Cùng tìm hiểu những đặc trưng và ý nghĩa ngày Tết Trung thu tại đất nước Mặt trời mọc có những gì nhé!

 

 

1. Trung thu được tổ chức 2 lần trong năm 

Lễ Trung thu ở Nhật được gọi là Otsukimi. 

Ngoài 15/8 âm lịch, Otsukimi được tổ chức lần 2 vào khoảng 1 tháng sau - ngày 13/9 âm lịch, đêm 13 này còn được gọi là "trăng sau". Người Nhật quan niệm rằng một khi đã ngắm trăng đêm 15 thì nhất định phải ngắm trăng vào đêm 13. Bởi nếu chỉ ngắm trăng đêm 15 thì chắc chắn sẽ gặp xui xẻo hay tai họa, điều kiêng kị này trong tiếng Nhật được gọi là "Kata-tsukimi".   

 

 

2. Bánh trung thu 

Nếu ở Việt Nam bánh trung thu truyền thống là bánh nướng hay bánh dẻo. Và theo thời gian người Việt biến tấu thêm nhiều loại bánh khác như Trung thu rau câu, Lava... Thì ở Nhật là bánh gạo với tên gọi Tsukimi Dango.  

Theo phong tục của người Nhật thì loại bánh này sẽ được bày biện vào ngày trung thu đầu tiên để dâng lên thần linh, cầu mong cho mọi người trong gia đình có được sức khỏe, trường thọ và mùa màng bội thu. 

 

 Bánh gạo Tsukimi Dango

Trong ngày này, người dân xứ sở Hoa anh đào cũng sáng tạo ra rất nhiều loại bánh khác nhau từ chính mùa màng của mùa thu để tế trăng. Khoai tây ngọt được dâng hiến lúc trăng tròn, trong khi đậu hay hạt dẻ được cúng lúc trăng non vào tháng tiếp theo. Chính vì vậy cũng có rất nhiều tên khác nhau trong ngày lễ kỷ niệm này dựa theo các món ăn như Imomeigetsu “trăng vụ mùa khoai tây” và Mamemeigetsu “trăng vụ mùa đậu”. 

3. Trang trí trung thu 

Ở Việt Nam trang trí trung thu chủ yếu là lồng đèn thì ở Nhật sẽ dùng cỏ lau “Susuki” làm vật trang trí chính.  

Từ xưa, có lau đã được xem như hiện thân của thần Mặt Trăng, đem đến sự sung túc cho gia đình và giúp mùa màng bội thu. Ngoài ra, cũng có nơi cho rằng hình dáng chĩa nhọn của sợi cỏ lau có khả năng xua đuổi ma quỷ. Vì vậy, cỏ lau cũng thường được đem treo trước của nhà. 

 

Ngoài ra, để không gian buổi ngắm trăng trở nên thú vị và sinh động hơn người Nhật còn dùng thêm 6 loại cỏ cơ bản của mùa thu Nhật Bản: hồ chi (Hagi), sắn dây rừng (Kuzu), hoa nữ lang (Ominaeshi), trạch lan (Fujibakama), cát cánh (kikyo) và cẩm chướng (Nadeshiko), cùng nhiều loại hoa dại gần gũi khác. 

4. Đèn lồng cá chép 

Đèn lồng ông sao là đặc trưng truyền thống trong ngày hội Trăng rằm ở nước ta. Thì với trẻ em Nhật Bản sẽ được sắm cho chiếc lồng đèn cá chép để tham gia vào hội rước đèn. Đèn lồng cá chép ở Nhật tượng trưng cho lòng can đảm, nhất là đối với các bé trai. 

 

5. Lễ ngắm trăng 

Vào ngày Trung thu người dân Nhật Bản sẽ quây quần bên gia đình và lựa chọn địa điểm thích hợp nhất để cùng nhau ngắm trăng và hàn huyên chia sẻ những vấn đề trong cuộc sống. 

Trên các con phố sẽ được trang trí hàng ngàn chiếc lồng đèn rực rỡ. Người dân sẽ tham gia lễ rước đèn và hoạt động thả đèn trên sông tại các ngôi chùa cầu mong những điều tốt đẹp.  
 

 

Theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều nét văn hoá truyền thống và phong tục tập quán của xứ Phù Tang. Cùng nhiều thông tin đơn hàng xuất khẩu lao động hấp dẫn cho những bạn có mong muốn tạo dựng tương lai tại Nhật Bản. 

 

Công ty TNHH Nhân lực ACM - Nơi dẫn lỗi thành công

🎏🎏🎏

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

(+84) 28 62762606

contact@acmjinzai.com